Nguyên tắc ứng xử này tạo cho trẻ nề nếp từ thuở còn nhỏ. Đặc biệt trong giai đoạn trước 10 tuổi bạn nhất định phải dạy trẻ những nguyên tắc này.
Dạy trẻ từ tính tự lập
Tinh thần độc lập, tự lực cánh sinh của mỗi người, dù là trẻ em hay là người trưởng thành sự độc lập là yếu tố quan trọng. Vì vậy, ngay từ khi trẻ còn bé, thường từ 1 tuổi trở lên, họ đã bắt đầu dạy cho trẻ các kỹ năng đầu tiên thể hiện tính tự lập như tự phục vụ bản thân.
Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ bao gồm: đánh răng, rửa mặt, chải đầu, ăn cơm, buộc dây giầy, mặc quần áo, cài cúc áo, kéo phéc-mơ-tuya. Bạn nên dạy trẻ những kỹ năng tự lập cơ bản nhất.
[caption id="attachment_2540" align="aligncenter" width="600"] Nguyên tắc ứng xử[/caption]
Dạy trẻ sự lễ phép
Ở độ tuổi mẫu giáo, những điều trẻ học được không phải là những lý giải mà là những mô phỏng. Vì thế, nếu như những thầy cô giáo ở trường có thái độ không tốt đối với trẻ, chúng sẽ học theo các thầy cô, đối xử không tốt với bạn bè và người xung quanh. Nói cách khác, hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách của trẻ.
Khi bạn không để trẻ tập được thói quen chào hỏi khi gặp người quen, dần dần khi lớn lên có thể khiến trẻ thiếu sự tôn trọng với họ. Trẻ sẽ có tâm lý người đó đã quá quen thuộc rồi thì muốn làm sao cũng được. Chính vì vậy, bạn nên giúp trẻ hình thành phép lịch sự chào hỏi bất cứ ai mà trẻ gặp. Hãy nói với trẻ hành động đó là sự lễ phép và trẻ sẽ được hoan hô, khen ngợi.
Dạy trẻ chú ý lời nói và hành động ở nơi công cộng
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, thậm chí là chưa đến 10 tuổi, bạn đã nên bắt đầu rèn cho trẻ cách cư xử văn minh khi ở nơi công cộng. Khi thấy trẻ có lời nói hay hành động không đúng đắn, thậm chí gây phiền hà cho người khác, bạn nên giữ trẻ bên mình và nhẹ nhàng giải thích với trẻ rằng điều đó là không tốt, là không ngoan và sẽ bị chê cười.
Những chú ý và răn dạy kịp thời, kiên nhẫn của bạn sẽ giúp trẻ ngày càng nhận thức được lời ăn tiếng nói và cử chỉ của mình. Trẻ sẽ biết điều gì nên làm để trở thành một đứa trẻ ngoan và được khen ngợi.
Tính kỷ luật
Tính kỷ luật rất cần thiết bao gồm các quy tắc sẽ được điều chỉnh trong suốt quá trình. Điều quan trọng là khi đặt ra các quy tắc, giáo viên hay phụ huynh cần phải đảm bảo việc thực thi các quy tắc đã đề ra. Phụ huynh nên kiên trì trong việc này bù lại kết quả thu được cũng rất xứng đáng với những gì bỏ ra, trước tiên hãy đảm bảo các quy tắc ở nhà trường hay tại gia đình phải đảm bảo tính an toàn, cho phép trẻ phân biệt sự đúng sai và phải phù hợp với độ tuổi của trẻ. Khi trẻ hiểu rằng không thể được phép làm tất cả các điều mình muốn, khi bị từ chối trẻ sẽ nhận ra được các giới hạn và khuôn khổ cho phép. Tính kỷ luật còn giúp trẻ hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống và xã hội .
Áp dụng một cách nhất quán và phù hợp, nhưng giáo viên và phụ huynh không nên rơi vào cái bẫy tạo ra quy tắc quá cứng nhắc, mang tính áp đặt trong một bầu không khí tiêu cực thường xuyên và không có sự tôn trọng cùng những lời mỉa mai khó nghe sẽ làm tổn hại tới sự phát triển của trẻ, làm trẻ sợ hãi và rụt rè.
Dạy trẻ khi đến nhà người khác không được nghịch ngợm và tùy tiện lấy đồ
Trẻ thường cảm thấy rằng đồ của người khác đều là của nhà mình, mình thích thì mình lấy và chơi thôi. Những lúc này, bạn nên ngăn hành động của trẻ lại, và giải thích cho trẻ biết đồ vật đó là của ai, và trẻ cần xin phép khi muốn làm bất cứ điều gì.
Không chỉ là ở nhà người khác, ngay cả trong gia đình, bạn cũng nên thường xuyên nhắc nhở trẻ có thói quen "hỏi" người lớn trước khi muốn lấy thứ gì.
Dưới đây là 5 nguyên tắc ứng xử dạy trẻ mà các bậc phụ huynh nên biết để dạy con mình thông minh hơn.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét