Sữa là thức uống dinh dưỡng rất bổ dưỡng cho mẹ bầu nhưng vì một số lý do nào đó mà có những trường hợp mẹ bầu phải nói không với sữa.
Sữa bầu hay sữa tươi là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng mẹ bầu thường được khuyên bổ sung trong thời kỳ mang thai để mẹ khỏe, con phát triển tốt. Vậy nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nên uống sữa, đặc biệt nếu rơi vào những trường hợp dưới đây, mẹ uống sữa còn khiến "phản tác dụng".
Người mang thai bị thiếu máu do thiếu hụt sắt
[caption id="attachment_2464" align="aligncenter" width="600"] Trường hợp mẹ bầu đang uống bổ sung sắt thì không nên uống sữa.[/caption]
Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết, bà bầu sẽ bị thiếu máu. Lúc này, bà bầu cần uống viên sắt hoặc bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt. Tuy nhiên, những mẹ bầu thuộc nhóm này mà uống sữa, thì canxi trong sữa và sắt sẽ kết hợp với nhau tạo thành muối không hòa tan, khiến cơ thể không thể hấp thụ sắt.
Phụ nữ mang thai bị loét đường tiêu hóa
Ngoài thai phụ thiếu sắt nghiêm trọng thì có thêm một trường hợp bà bầu không nên uống sữa đó là những thai phụ bị loét đường tiêu hóa. Nếu uống sữa thường xuyên sẽ làm kích thích tiết axit dạ dày nhiều hơn. Do đó sẽ làm bệnh này nặng hơn. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là mẹ bị vấn đề dạ dày sẽ không được uống sữa mà chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải. Các nghiên cứu cho rằng nếu bà bầu uống sữa ở mức độ nhất định còn giúp giảm bớt sự kích thích của axit dạ dày lên bề mặt vết loét.
Bà bầu bị viêm thực quản trào ngược
Theo các chuyên gia, chất béo có trong sữa có thể dẫn đến việc áp lực cơ thắt thực quản thấp hơn áp lực co bóp của dạ dày, từ đó khiến chứng viêm thực quản trào ngược chuyển biến nặng hơn.
Bà bầu bị thiếu hụt lactase hoặc kém hấp thụ lactose
Người mẹ bị thiếu axit phân giải (lactase ) đường lactose cũng không nên uống sữa trong thời gian mang thai. Nguyên nhân là do trong sữa chứa một hàm lượng lớn đường lactose. Và chất này cần một loại axit lactase để hấp thụ đường lactose. Nếu cơ thể bị thiếu hụt lactase hoặc hấp thụ kém lactose sẽ làm lượng lactose không được tiêu hóa. Khi đó, chúng sẽ được chuyển qua đại tràng, vi khuẩn trong đây sẽ phân hủy lượng lactose này và chuyển sang một dạng chất lưu và hơi. Do vậy, nếu bà bầu uống sữa trong tình trạng sức khỏe thế này rất dễ bị đầy hơi, đau bụng hoặc tiêu chảy.
[caption id="attachment_2465" align="aligncenter" width="600"] Trường hợp nếu không uống sữa mẹ bầu có thể thay thế bằng các thực phẩm khác[/caption]
Bà bầu bị viêm túi mật và tuyến tụy
Cơ thể cần sự tham gia của enzyme lipase do mật và tụy tiết ra để tiêu hóa và hấp thụ chất béo trong sữa. Nếu mẹ bầu bị hai chứng bệnh trên mà vẫn duy trì uống sữa thường xuyên thì sẽ vô tình gây áp lực lên túi mật và tụy, khiến bệnh chuyển biến xấu hơn. May mắn thay, các bác sĩ cho biết nếu mẹ bầu không thể uống sữa thì vẫn hoàn toàn có thể bổ sung những loại vitamin và khoáng chất có trong sữa bằng các loại thực phẩm thay thế như sữa chua, sữa đậu nành, hải sản, rau xanh,...
Với 5 trường hợp trên đây, bà bầu không nên uống sữa để bảo vệ sức khỏe cho chính mình cũng như sự an toàn cho bào thai trong bụng.
Theo các bác sĩ Sản khoa, nếu không uống được sữa bầu thì các bà bầu vẫn có thể thay thế sữa bằng một số thực phẩm quen thuộc có đủ vitamin A, D, canxi, acid folic cho mẹ và bé.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét