Trứng gà là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, rất tốt cho sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất của trẻ. Chính vì vậy, rất nhiều mẹ lựa chọn trứng gà khi con bước vào độ tuổi ăn dặm.
Trứng gà có tỉ lệ dinh dưỡng cân đối nên có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi. Nó cung cấp phốt pho, kẽm, kali, canxi, sunful và nhiều vitamin. Một quả trứng gà cung cấp 14% lượng protein cần thiết, 65 đơn vị calo, 5,5 gam protein, 44 gam chất béo. Có một điều đặc biệt là chất đạm của trứng gà có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỉ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến đúng). Muốn chăm con mau lớn nên cho bé ăn trứng gà theo cách này sẽ nuôi não thông minh và kéo dài xương đùi khỏe đẹp.
Trứng gà có dinh dưỡng gì?
Trứng gà gồm 2 thành phần chính là lòng trắng và lòng đỏ với các giá trị dinh dưỡng cụ thể như sau:
Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 1,6% chất khoáng và 29,8% béo. Lòng trắng có thành phần chính là nước, 10,3% chất đạm, béo và hàm lượng chất khoáng rất thấp. Ngoài ra, trong trứng gà còn chứa vitamin A, D, B6 và B12. Các nguyên tố vi lượng trong trứng gà gồm có choline, kali, phốt pho. Trứng gà còn chứa hàm lượng protein, acid folic dồi dào cùng các Axit béo omega-3 cần thiết cho cơ thể.
[caption id="attachment_2976" align="aligncenter" width="600"] Trẻ ăn trứng tốt cho dinh dưỡng, giúp bé thông minh và cao hơn[/caption]
Tác dụng của trứng gà đối với sức khỏe của trẻ
Trước khi tìm hiểu vấn đề cho trẻ ăn nhiều trứng gà có tốt không, mẹ hãy cùng tìm hiểu tác dụng của trứng gà đối với sức khỏe của trẻ:
Chất đạm có trong trứng gà có tác dụng bổ sung các acid amin rất cần thiết cho sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ. Các chất dinh dưỡng trong trứng gà có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Vitamin A,B2 và lutein trong trứng gà giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa của mắt. Vitamin B2 và khoáng chất selen có tác dụng phòng chống ung thư hiệu quả. Chất protein trong trứng gà có công dụng hồi phục các tổn thương của tế bào gan, giúp bảo vệ gan và nâng cao hệ miễn dịch cơ thể.
Cho trẻ ăn bao nhiêu trứng gà là đủ
-Bé từ 6-7 tháng tuổi: ăn nửa lòng đỏ trứng gà mỗi bữa, tuần ăn 2-3 bữa.
-Bé từ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ mỗi bữa, tuần ăn 3 – 4 bữa.
-Bé từ 1-2 tuổi: ăn 3-4 quả trứng mỗi tuần (nhớ ăn luôn cả lòng trắng).
-Bé từ 2 tuổi trở lên nếu thích ăn trứng có thể cho ăn 1 quả mỗi ngày.
Chế biến trứng thành món ăn cho bé như thế nào là đúng?
-Bé từ 6 – 12 tháng: mẹ nên cho con ăn bột trứng.
-Bé từ 1 – 2 tuổi: lúc này con có thể ăn cháo trứng. Mẹ nấu tương tự bột trứng chỉ thay bột bằng cháo trắng thôi. Hoặc có thể luộc trứng cho bé ăn luôn.
-Bé từ 2 tuổi trở lên: mẹ có thể nấu nhiều món từ trứng cho phong phú thực đơn, con ăn đỡ ngán.
Nguyên tắc:
- Không cho con ăn trứng chưa được nấu chín kĩ vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn. Các vi khuẩn này không chỉ ở ngoài vỏ trứng mà còn xâm nhập vào bên trong nữa. Con ăn trứng chưa chín kĩ dễ bị dị ứng, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc đấy ạ. Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống có chất chống lại biotin, mẹ mà cho con ăn lâu dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe lắm đó.
-Không nên nêm đường vào trứng vì dễ khiến bé khó tiêu, không hấp thu, ợ chua, biếng ăn...
-Không cho con uống sữa đậu nành liền trước hoặc sau khi ăn trứng.
Những lưu ý khi cho bé ăn trứng
Không ăn trứng khi đói bụng
Theo mevabe, khi bụng đang đói, nếu dung nạp quá nhiều những thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như trứng, sữa, thịt… thì protein sẽ bị “áp bức” chuyển hóa thành nhiệt năng và tiêu hao mất, từ đó không thể phát huy tác dụng bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể.
Đồng thời, trong một thời gian ngắn mà tích lũy quá nhiều protein thì trong quá trình phân giải sẽ sản sinh ra một lượng lớn các chất có hại như ure, ammoniac… gây bất lợi cho sức khỏe của cơ thể.
Không nên thêm đường, xì dầu vào trứng
Rất nhiều người thích cho thêm đường khi chế biến các món ăn liên quan đến trứng. Kỳ thực, hai thứ này khi được nấu chung do tác dụng của nhiệt độ cao sẽ sinh ra một loại vật chất gọi là lysine, làm phá hủy thành phần amino acid hữu ích trong trứng đối với cơ thể con người.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét