Trong quá trình mang thai rất nhiều bà bầu mắc bệnh trĩ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu lại bị bệnh trĩ khi mang thai?
Bệnh trĩ là bệnh ở hậu môn trực tràng thường gặp ở tất cả mọi người, trong đó, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị trĩ cao hơn cả. Bị bệnh trĩ khi mang thai không chỉ khiến phụ nữ cảm thấy khó chịu, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày, mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu mắc bệnh trĩ khi mang thai.
Nguyên nhân phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai
Mang thai dễ khiến bạn bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả trong âm hộ vì nhiều lý do.
+Tử cung của bạn phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
+Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
+Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.
Các chuyên gia cho biết, bị bệnh trĩ khi mang thai không chỉ khiến thai phụ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đau khi đi đại tiện, khi ngồi hoặc đi lại, mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Đặc biệt, thai phụ có thể bị mất máu (do đại tiện ra máu kéo dài).
Dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai
Hiện tượng chảy máu cũng có thể xảy ra nếu trĩ lớn và bị căng. Triệu chứng này cũng nguy hiểm vì nó có thể dễ bị nhầm lẫn bởi các nguyên nhân gây chảy máu trong khác. Phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Thừa cân trước khi mang thai, đa thai; thừa nhiều nước hoặc ít vận động, tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.
Bệnh trĩ gây cảm giác rất khó chịu do đau phía trong và xung quanh hậu môn. Chúng cũng có thể cảm thấy ngứa và gây áp lực cho cơ thể. Tất cả những cảm giác này sẽ trải nghiệm rất khác biệt nếu bạn chưa từng trải qua trước đó.
Một số phụ nữ cho biết rằng sau khi quan hệ , cảm giác đau nhói xung quanh búi trĩ cũng bị gia tăng. Điều này xuất phát từ sự gia tăng nói chung lượng máu chảy đến và bị dồn ứ lại tại các khu vực âm đạo/vùng đáy chậu/hậu môn trong quá trình giao hợp.
Cách phòng tránh bệnh trĩ cho phụ nữ
Vì vậy theo cẩm nang mẹ và bé, khi có bất kì biểu hiện nào của bệnh trĩ khi mang bầu, thai phụ nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, để phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khi mang thai, thai phụ nên:
- Có chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, chất xơ; uống nhiều nước để tránh táo bón.
- Tập thể dục và vận động nhẹ nhàng, thường xuyên, đều đặn.
- Tập bài tập kegel (co thắt hậu môn) cũng có thể tránh bệnh trĩ khi mang thai.
- Tránh ngồi một chỗ hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, vệ sinh đúng cách dùng giấy mềm hoặc khăn ướt để vệ sinh hậu môn, sau đó dùng giấy khô để thấm khô hậu môn.
- Tránh mặc đồ lót chật, nên thay đồ lót thường xuyên.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét