Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Những kinh nghiệm chuẩn bị mang thai cần thiết cho các chị em

Kinh nghiệm chuẩn bị mang thai thường đem lại cho các chị em nhiều cảm giác mới mẻ, xen lẫn hạnh phúc nhưng cũng không ít bối rối và lo lắng về những thay đổi bất thường của cơ thể.

Tiêm phòng

Năm trước còn ở Canada, thay vì tiêm mấy mũi cúm, sởi, rubella, thủy đậu như thường được khuyên ở Việt Nam, chị Hồng Vân xét nghiệm máu để biết trong cơ thể đã có những kháng thể với các bệnh truyền nhiễm thông thường nào. Kết quả là chị đã có kháng thể đầy đủ với tất cả những bệnh kia nên chỉ tiêm thêm một mũi viêm gan B. Chồng chị cũng làm xét nghiệm tương tự và cũng có kháng thể với hầu hết các bệnh truyền nhiễm thông thường nên chỉ tiêm thêm một mũi quai bị.

Ngoài ra, nhà có ông bà trông cháu giúp thì nên vận động những người sẽ tiếp xúc nhiều với em bé cũng làm xét nghiệm để tiêm cho đủ hoặc chích ngừa những bệnh quan trọng nhất như trên.

[caption id="attachment_2348" align="aligncenter" width="600"]Kinh nghiệm chuẩn bị mang thai Kinh nghiệm chuẩn bị mang thai[/caption]

Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Vợ chồng chị Vân xét nghiệm thử máu, thử nước tiểu kiểm tra các bệnh thường gặp như tim mạch, tiểu đường, kiểm tra thận, gan, máu nhiễm mỡ, đếm tế bào máu, nhóm máu. Nếu bà mẹ phát hiện bị tiểu đường thì nên chữa trị hoặc thay đổi chế độ ăn để kiểm soát bệnh trước khi mang bầu. Việc khám sức khỏe này nên được thực hiện ít nhất trước 6 tháng, để nếu có vấn đề còn xử lý kịp.

Mua vitamin cho bà bầu

Chị Hồng Vân mất khá nhiều thời gian để tìm loại vitamin bà bầu tốt, mang đủ lượng vitamin để uống trong vòng một năm từ Canada về nước. Theo chị, nên uống vitamin trước khi có bầu 3 tháng, vì trong mấy tuần đầu khi thụ thai là lúc hình thành cột sống và tủy não, cơ thể người mẹ cần sẵn sàng để cung cấp dưỡng chất rồi. Nếu đợi có bầu mới uống thì đã bị bỏ lỡ giai đoạn quan trọng trong mấy tuần đầu này vì uống vitamin vào cơ thể một thời gian sau mới chuyển hóa được.

Mua bảo hiểm thai sản

Việc mua bảo hiểm nên được thực hiện tối đa 3 tháng, chậm nhất là một tháng trước khi có bầu. Theo chị Vân, khi có bầu rồi thì khó mua, hoặc không được mua hay chỉ được hưởng lợi ích giảm đi.

Chọn bệnh viện mà mình muốn sinh nở

Tại một số bệnh viện có chương trình sinh nở trọn gói bao tiêu từ lúc mới có bầu gồm khám thai, siêu âm, tư vấn với bác sĩ, học lớp tiền sản, cho đến lúc sinh và sau sinh như chăm sóc em bé, tiêm vitamin K, kiểm tra thính lực, chăm mẹ. Giá gói bảo hiểm dao động từ 35 đến 40 triệu.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Theo mumcare, trong thời gian mang thai, bà bầu nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, nhất là vitamin và các loại khoáng chất. Đặc biệt, trong từng giai đoạn của thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu sẽ có xu hướng thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của bé. Chẳng hạn, trong 3 tháng đầu, bà bầu cần đặc biệt bổ sung axit folic và vitamin B12 để chống dị tật ống não cho trẻ. Trong khi đó, 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng sẽ xoay quanh các thực phẩm giàu canxi và sắt. Thực phẩm giàu chất béo cũng rất quan trọng trong thai kỳ, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các tế bào não, giúp thai nhi phát triển trí thông minh ngay từ trong bụng mẹ.

Trong 3 tháng đầu, các chị em sẽ đối mặt với những cơn ốm nghén hành hạ. Để khắc phục tình trạng này, các chị em nên áp dụng phương pháp sau:

Tránh để bụng rỗng: nên ăn các bữa nhỏ, ăn nhiều bữa mỗi ngày.

Không uống trong khi ăn, nên uống (nước, sữa, nước hoa quả…) trong thời gian chờ giữa bữa ăn này với bữa ăn khác.

Không sử dụng các loại thực phẩm có mùi, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nướng, rán, chiên xào…

Các loại thực phẩm có thể giúp giảm nghén: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng…
Một điều rất quan trọng nữa là trong thời gian mang thai các chị em nên tránh rượu, chất kích thích, các loại cá chứa nhiều thủy ngân, sữa tươi, phô mai chưa tiệt trùng vì chúng có chứa vi khuẩn Listeria không tốt cho bào thai. Bên cạnh đó, thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp là những thực phẩm mẹ bầu cũng nên tránh xa vì chúng chứa nhiều natri không hề tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ bầu cũng được khuyến cáo là không nên ăn các thực phẩm tái sống, thực phẩm dọa sảy thai như rau răm, mướp đắng, đu đủ xanh… thực phẩm chứa nhiều phụ gia cùng các chất đường béo.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

Được tạo bởi Blogger.

Lýu tr? Blog

Liên kết ngoài